Luyện cho trẻ tự chơi một mình từ sớm không chỉ giúp cho bố mẹ giảm bớt áp lực tinh thần khi chăm con mà còn giúp tạo thói quen tốt, để con có thể dễ dàng tự lập khi bước sang giai đoạn mẫu giáo, tiểu học.

luyen cho tre tu choi

1. Vì sao nên luyện cho trẻ tự chơi?

Khi trẻ tự chơi, bố mẹ sẽ có thời gian làm những công việc cần thiết như việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp…hoặc tuyệt vời hơn là có thể dành chút thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc…

Quan trọng hơn nữa, việc trẻ tự chơi sẽ giúp con học được cách làm việc độc lập, giảm tính yêu sách và đòi hỏi mọi người luôn luôn phải làm theo ý mình. Ngoài ra, trẻ biết cách tự chơi sẽ có không gian và thời gian riêng để thoải mái phát triển trí tưởng tượng theo ý mình, đồng thời  củng cố khả năng tự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

2. Khi nào nên để trẻ tự chơi?

Bạn nên bắt đầu luyện cho trẻ tự chơi càng sớm càng tốt, vì việc này sẽ giúp hình thành thói quen dễ hơn. Càng sớm càng tốt ở đây có nghĩa là bạn có thể bắt đầu ngay từ những tháng đầu đời của trẻ.

Còn nếu như bạn đã “lỡ” để con dính chặt lấy bố mẹ cho đến tận năm 2, 3 tuổi thì sao?!

Cũng không sao, hãy bắt đầu luyện cho bé từ hôm nay – dù hơi muộn nhưng vẫn tốt hơn là để đến tháng sau hay năm sau. Hãy nhớ áp dụng càng sớm càng tốt và đều đặn.

3. Luyện trẻ tự chơi một mình trong 3 bước

Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là trẻ chỉ có thể thoải mái vui chơi, học tập khi chúng cảm thấy yên tâm. Vì thế, nếu trẻ luôn bám nhằng nhẵng lấy bạn, có nghĩa là chúng đang lo sợ bạn – “chốt an toàn” của chúng có thể biến mất nếu không giữ thật chặt.

Bước 1: Hướng dẫn con lúc đầu

Hãy bắt đầu bằng việc ngồi xuống chơi cùng con, hướng dẫn con bắt đầu một hoạt động nào đó.

Sau 1 – 2 phút đầu, bạn nhường cho bé trở thành người chơi chính, bố mẹ chỉ ngồi bên cạnh quan sát, trả lời khi bé hỏi.

Bước 2: Tăng dần khoảng cách nhưng luôn trong tầm mắt

Sau từ 5 – 7 phút, bạn cần gia tăng khoảng cách với bé.

Hãy thông báo, thậm chí là “xin phép” rõ ràng với bé, ví dụ: “Con cứ chơi tiếp nhé! Mẹ ra chỗ tủ tìm quyển sách một chút”.

Bạn bước ra xa, nhưng vẫn cần đảm bảo bạn đang xuất hiện trong tầm mắt khi bé tự chơi, để bé chỉ cần quay đầu sang là thấy bạn.

Bước 3: Nhẹ nhàng rời đi nhưng luôn sẵn sàng có mặt

Khi bé đã say sưa chơi, và đã thấy yên tâm về việc mình không phải ở một mình, bạn có thể rời hẳn khỏi tầm mắt của bé để làm việc khác rồi đấy!

Hãy cố gắng thỉnh thoảng phát ra các tiếng động mà bé có thể nghe thấy như tiếng rửa bát đũa, nâng lên đặt xuống các đồ vật, hoặc là tiếng hát nho nhỏ… Những âm thanh này sẽ giúp duy trì sự yên tâm và cảm giác có người thân ở cạnh khi bé tự chơi một mình.

Và đừng quên khi bé gọi, bạn sẽ phải lên tiếng trả lời và xuất hiện ngay trong tầm mắt để bé không bị hoảng.

Ngay cả khi bé đã quen chơi một mình, mà không đòi hỏi gì, bạn vẫn nên thỉnh thoảng đảo qua nhẹ nhàng trong tầm mắt bé – khoảng 15 đến 20 phút/lần – vừa để quan sát xem bé có ổn không, vừa để con yên tâm tiếp tục với công việc của mình.

Với trẻ càng nhỏ, việc áp dụng 3 bước này càng dễ, song với trẻ 1 – 2 tuổi trở lên, bạn có thể phải kiên nhẫn thử đến 3, 4 lần hoặc hơn thế, với thời gian bước 3 mỗi lần tăng dần thì mới thành công.

4. Những hoạt động giúp trẻ tự chơi một mình

4.1. Các hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô, vận động tinh (0 – 2 tuổi)

Với trẻ dưới 3 tuổi, các hoạt động vui chơi của trẻ nên tập trung vào phát triển vận động thô và vận động tinh.

Ngay từ 1 tháng tuổi bạn đã có rất nhiều lựa chọn cho trẻ tự chơi để phát triển các chức năng vận động như thảm vận động (xem tại đây), bóng múi (xem tại đây).

Lớn hơn một chút, khi bé đã có thể tự ngồi chắc cho đến hơn 2 tuổi, bạn có thể cho bé chơi bộ đồ chơi cảm thụ âm nhạc (xem tại đây), bảng bận rộn busy board (xem tại đây) hay trò đập búa (xem tại đây), hộp phân loại hình dạng (xem tại đây).

4.2. Các trò chơi đóng vai (3 – 4 tuổi)

Chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta cũng không lạ gì trò chơi đồ hàng, chăm sóc búp bê, cảnh sát bắt trộm… Đây là những trò chơi nhập vai mà bé có thể chơi say sưa hàng giờ liền cùng búp bê, gấu bông có sẵn trong nhà. Bạn chỉ cần chơi cùng bé một vài lần, sau đó giao cho bé những vai trò quan trọng như làm “mẹ” của búp bê, làm cảnh sát, cô giáo… cho bé để bé tự điều khiển hoạt động theo ý mình.

Tham khảo một số trò chơi đóng vai phù hợp với các bé:

Đồ chơi chăm sóc em bé (xem tại đây)

Bé làm đầu bếp (xem tại đây)

Bé làm bác sĩ (xem tại đây) 

4.3. Các hoạt động mang tính nghệ thuật (2 tuổi trở lên)

Các hoạt động mang tính nghệ thuật như tô màu, vẽ tranh, đất nặn, cắt dán… cũng là những hoạt động phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể chơi một mình cả giờ đồng hồ mà không cần bám dính lấy bố mẹ.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý lựa chọn các sản phẩm đất nặn, bút màu, kéo… có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho bé khi sử dụng nhé!

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm phục vụ hoạt động sáng tạo nghệ thuật cho bé:

Bút sáp màu an toàn UEK (xem tại đây)

Bộ đất nặn thông minh (xem tại đây)

Kéo an toàn (xem tại đây) 

4.4. Các hoạt động sáng tạo cao (1,5 tuổi trở lên)

Với trí tưởng tượng phong phú trong giai đoạn 0 – 6 tuổi, trẻ sẽ rất dễ bị cuốn hút và say sưa với các trò chơi mang tính sáng tạo cao như xếp hình, thiết kế thời trang…

Bạn có thể lựa chọn cho bé một số món đồ chơi giúp kích thích trí sức sáng tạo của bé như:

Lego Duplo cho bé từ 1,5 tuổi (xem tại đây)

Lego Classic cho bé từ 4 tuổi (xem tại đây)

 

Set thử làm nhà thiết kế thời trang (xem tại đây)

4.5. Các hoạt động phát triển tư duy ( từ 2 tuổi trở lên)

Tạo điều kiện cho bé phát triển tư duy trong giai đoạn vàng 0 – 6 tuổi cũng là một việc bố mẹ cần chú trọng. Hãy biến việc học những điều mới mẻ và luyện khả năng tư duy thành những trò chơi, bạn sẽ thấy trẻ hấp thụ nhanh hơn và không mau chán.

Ngoài đồ chơi mua sẵn, bố mẹ có thể dễ dàng tải các tài liệu miễn phí về, in và ép plastic là trẻ tha hồ sử dụng nhiều lần rồi.

Bạn có thể tham khảo và tải một số file học liệu tại đây: 50 file in trò chơi cho bé 2 tuổi đến 4 tuổi FREE 

4.6. Đọc sách 

Đọc sách chắc chắn là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất, không chỉ giúp trẻ tự chơi một mình mà còn kích thích trí tưởng tượng và nuôi dưỡng thói quen yêu sách từ nhỏ. Việc bố mẹ cần làm chỉ là lựa chọn những loại sách đúng lứa tuổi và phù hợp để bé tự đọc theo cách của mình.

Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn có thể chọn:

Sách vải (xem tại đây) 

Sách nhựa có âm thanh (xem tại đây) 

Trẻ 1 – 2 tuổi, bạn có thể chọn:

Sách có tính tương tác cao (xem tại đây) 

Truyện Ehon (xem tại đây) 

Xem thêm: Cách đọc Ehon hiệu quả cho bé theo các lứa tuổi

Trẻ 3 – 4 tuổi, bạn có thể chọn:

Truyện tranh có cốt truyện, cảm xúc (xem tại đây)

Vì bé ở lứa tuổi này vẫn chưa biết đọc, nên khi đưa sách cho bé hoạt động một mình, hãy chọn quyển mà bạn đã từng đọc cho bé nghe  2 – 3 lần để bé cảm thấy chủ động với truyện, dù không đọc được nhưng bé có thể ngồi xem tranh và tự kể lại câu truyện theo ý mình.

5. Các “bí kíp” khác khi luyện trẻ tự chơi

Một số điểm bạn cần lưu ý để luyện trẻ tự chơi thành công là:

  • Chỉ chơi một hoặc hai món/ bộ đồ chơi một lúc, không đổ ra quá nhiều loại đồ chơi trước mặt trẻ. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội để khám phá sâu hơn, tập trung hơn vào trò chơi mình đã lựa chọn, thay vì chạm tay vào mỗi thứ một tí nhưng chẳng thích cái gì.
  • Cường điệu hóa hoạt động chơi cũng sẽ giúp trò chơi thú vị và thu hút trẻ hơn. Ví dụ, thay vì vứt cho trẻ một vài chiếc ô tô cảnh sát và để trẻ chơi theo cách thông thường, bố mẹ hãy tạo ra một câu chuyện về tên trộm và trẻ đóng vai cảnh sát 113, có nhiệm vụ cho đội xe cảnh sát đi bắt trộm.
  • Cho trẻ tự lựa chọn đồ chơi/ hoạt động cũng là cách giúp trẻ tự chơi lâu hơn và say mê hơn. Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã có suy nghĩ của riêng mình, nên việc bố mẹ cho bé tự đưa ra lựa chọn cũng sẽ giúp bé hình thành sự tự tin và tự chủ trong mọi hoạt động đời sống.

Tozytomo.com chúc bố mẹ sẽ sớm thành công trong việc luyện trẻ tự chơi một mình để bé thêm tự lập, mẹ thêm tự do nhé!

 

⇒ Bạn sẽ muốn xem thêm:

HOT: Cho bé đi chơi đâu không giới hạn, chỉ 25.000đ/tuần?

Top 7 sữa bột pha sẵn tốt cho bé, tiện cho mẹ mọi lúc mọi nơi

[Tải miễn phí] Phát triển vận động của trẻ: VẬN ĐỘNG TINH, TOP đồ chơi & FILE học liệu (Phần 2)

About Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cho trẻ đi chơi đâu ở Hà Nội Previous post Cho trẻ đi chơi đâu ở Hà Nội: Top 50 địa chỉ cuối tuần
day tre tap noi nhu the nao Next post Dạy bé tập nói thế nào? Top 5 bí quyết cần áp dụng sớm