Các mốc phát triển của trẻ giai đoạn bước vào 2 tuổi bao gồm những gì? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ theo dõi và hỗ trợ bé đạt được những kỹ năng cần thiết trong giai đoạn từ 18 đến 24 tháng.

Những mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

1. Tự ăn

Sau 18 tháng, bé đã bắt đầu hứng thú với việc cầm nắm thức ăn, thìa, dù còn rất vụng về và không tránh khỏi việc làm rơi rất nhiều thức ăn trên bàn ăn dặm, dưới đất, hay thậm chí bôi tùm lum lên mặt, tóc, quần áo… Dù hơi mệt vì phải dọn dẹp bãi chiến trường giúp bé, nhưng bố mẹ hãy vui mừng vì bé đang trải qua giai đoạn bước ngoặt vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời: Tự ăn!

Để tăng hứng thú với việc ăn uống cho bé, bố mẹ hãy nhớ:

  • Cho bé ăn đa dạng, giới thiệu các món ăn mới cho bé thường xuyên, đặc biệt đừng chỉ tập trung thịt cá mà cần ăn đủ rau, củ, quả để đảm bảo cân bằng các dưỡng chất.
  • Cho bé ngồi đúng tư thế, với bàn ghế ăn dặm có độ cao phù hợp để bé dễ thao tác. Xem thêm ghế ăn dặm
  • Cho bé sử dụng công cụ ăn dặm thân thiện, dễ sử dụng. Xem thêm bộ khay ăn dặm, yếm cổ.
  • Và đặc biệt, cố gắng cho bé ngồi ăn cùng bữa với cả gia đình để bé cảm thấy mình được hòa vào hoạt động chung, và tăng cảm giác ngon miệng

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

2. Nhảy theo nhạc

Khi bắt đầu tập đi (từ 12 tháng) bé đã rất chủ động với cơ thể, và chính thức kiểm soát tốt mọi hoạt động của các bộ phận khi bước vào mốc phát triển của trẻ ở 18 đến 24 tháng. Bé có thể đứng lên, ngồi xuống, lắc lư theo nhạc, xoay tay, chân…để tạo thành những động tác nhảy rất dễ thương.

Bố mẹ đừng lo nếu bé còn hay vấp ngã, trong khi nhún nhảy. Bố mẹ có thể giúp bé vừa tăng khả năng vận động thô bằng cách nhún nhảy, vừa tăng khả năng ngôn ngữ bằng cách cho bé xem các clip nhạc tiếng Việt, tiếng Anh khoảng 30 phút mỗi ngày để cùng nhảy với nhân vật trong clip.

3. Hiểu các hướng dẫn nhưng có thể không làm theo

Bé bắt đầu có khả năng hiểu khi được bố mẹ hướng dẫn làm một việc gì đó, nhưng có thực hiện theo hay không thì…còn tùy!

Bố mẹ đừng sốt ruột nếu trẻ xem bố mẹ hướng dẫn rồi bỏ đi làm việc khác, mà không mảy may quan tâm gì đến hoạt động đang được hướng dẫn. Cách phản ứng này hoàn toàn bình thường; trẻ sẽ dần tập trung hơn và biết cách tương tác nhiều hơn trong những mốc phát triển của trẻ giai đoạn tiếp theo.

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

4. Tự “đọc” sách

Bạn có thể thấy rất ngộ nghĩnh khi bé tự cầm một quyển sách, lấy ngón tay chỉ vào các hình ảnh và phát ra những âm thanh, hoặc thậm chí hét lên. Nhưng đây chính là một mốc phát triển của trẻ, khi trẻ có thể tự hào thực hiện một việc thú vị như đọc sách cho chính mình.

Bố mẹ hãy khuyến khích hoạt động này của trẻ bằng cách ngồi bên cạnh, lắng nghe và hưởng ứng “Uh, đúng rồi!” “À, thế à con?”, chắc chắn bé sẽ thích thú và duy trì được hứng thú với sách lâu hơn.

Tham khảo cách chọn Top sách cho bé từ 1 tuổi để phát triển giác quan, ngôn ngữ, tư duy.

5. Phân biệt đúng sai

Một mốc phát triển của trẻ ở giai đoạn 18 – 24 tháng là trẻ đã có khả năng phân biệt đúng – sai. Trẻ rất nhạy cảm với thái độ ủng hộ và phản đối của người lớn, và hiểu hành động nào “được” và “không được” làm.

Có những bé rất “tinh vi” sẽ liếc nhìn người lớn, hoặc lén làm thử để kiểm tra phản ứng của bố mẹ trước khi làm gì đó mà bé biết có thể không được ủng hộ, như thả rơi đồ, rút cả hộp giấy ăn để chơi… Nếu bạn thấy trẻ như vậy, đừng lo, bé chỉ hơi “khôn quá” thôi. Đừng mắng bé, hãy phản ứng một cách khôn khéo như “A, bắt quả tang con định rút giấy chơi nhé!”, rồi cười với bé – cách làm này sẽ giúp bé vừa hiểu được mình đang làm việc không nên, và chỉ hơi thẹn, chứ không sợ hãi vì bị mắng.

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

6. Thể hiện thích và ghét

Tương tự như “đúng – sai”, việc thể hiện “thích và ghét” đánh dấu một mốc phát triển của trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi. Bé có thể rất thích một chiếc áo, váy nào đó và kiên quyết chỉ mặc nó đến trường trong nhiều ngày liên tục; hoặc ngược lại, bé sẽ lắc đầu quầy quậy ngay khi nhìn thấy một món ăn không ưa thích của mình.

Lời khuyên của Tozytomo.com cho bố mẹ là hãy tôn trọng sở thích của trẻ. Đặc biệt, với những thứ trẻ không thích, đừng ép trẻ làm, hay sử dụng vì nó chỉ càng làm tăng ác cảm của trẻ đối với thứ đó. Nếu muốn, bạn có thể khuyến khích trẻ thử lại sau một vài tháng.

7. Phân biệt được giới tính

Trẻ 2 tuổi bắt đầu hiểu phân biệt được con gái và con trai không giống nhau thông qua hình dáng, trang phục, trò chơi ưa thích (búp bê hay ô tô, máy bay…).

 

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

8. Nối hai, ba từ

Khả năng ngôn ngữ cũng thay đổi đáng kể theo mốc phát triển của trẻ từ 18 tháng. Bé bắt đầu biết ghép hai đến ba từ để tạo thành những câu ngắn có ý nghĩa, và thể hiện mong muốn, cảm xúc của mình. Mẹ sẽ được nghe ngày càng nhiều những câu phong phú như: “Uống nước” “Ăn bánh” “Đi chơi”…

9. Nói dễ hiểu hơn

Tới gần 24 tháng, trẻ sẽ bớt ngọng nghịu đi rất nhiều, và cha mẹ, người thân có khả năng hiểu gần như 80% những gì bé nói.

Nếu bé yêu của bạn vẫn “nói tiếng nước ngoài” khi bước vào 2 tuổi, đừng sốt ruột, hãy lưu ý một số điểm sau đây để luyện tập cho bé:

  • Hãy nói rõ ràng và ở tốc độ vừa phải khi nói chuyện với bé
  • Không nói ngọng, và không nựng bé bằng cách nói ngọng theo bé, chính điều này sẽ làm bé khó học cách nói chuẩn hơn
  • Khi bé gọi sai tên sự vật, sự việc gì, hãy chậm rãi chỉ vào vật đó và nói lại rõ ràng cho bé nghe 2 đến 3 lần để bé hiểu cách gọi đúng

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

10. Trả lời các câu hỏi đơn giản

Đánh dấu mốc phát triển của trẻ 2 tuổi, sau những từ đơn, từ ghép ngắn, bé nhà bạn sẽ tiến tới trả lời được những câu hỏi đơn giản từ bố mẹ, như “Con gì đây?” “Đây là cái gì?”.

Để xây dựng vốn ngôn ngữ cho bé, bạn hãy nói chuyện với bé mỗi ngày. Hãy duy trì những nội dung nói chuyện thật phong phú – đừng sợ bé không hiểu – rồi bạn sẽ ngạc nhiên vì những câu trả lời ngộ nghĩnh mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Bố mẹ có thể giúp con tăng khả năng ngôn ngữ và vốn từ bằng cách học với flashcard (xem gợi ý) mỗi ngày từ 5 đến 15 phút.

11. Tự cởi quần áo

Có khả năng tự cởi quần áo, mũ, tất đánh dấu thêm một mốc phát triển của trẻ 2 tuổi. Như đã nói ở trên, trẻ có khả năng hiểu được hướng dẫn của bố mẹ, nên sau nhiều lần quan sát, được người lớn giúp đỡ mặc và cởi quần áo, tháo mũ, tất, bé sẽ học được cách cởi các đồ vật này, và thực hành vào lúc bạn không ngờ tới.

Đây chính là một bước tiến đáng kể trong khả năng thực hành cuộc sống, vì vậy hãy tạo điều kiện cho bé bằng cách lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, dễ cởi, tháo và cổ vũ bé thực hiện khi bé muốn tự làm, dù sẽ lâu hơn một chút so với khi có bố mẹ trợ giúp.

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

12. Tự đánh răng

Sau một thời gian dài được bố mẹ rèn luyện cho thói quen đánh răng mỗi ngày, bé sẽ bắt đầu thích được tự đánh răng. Đương nhiên, bé không thể đánh sạch được như người lớn mong muốn, nhưng đừng vì tiếc vài phút mà lao vào làm hộ bé.

Bạn hãy cho bé tự đánh răng từ đầu đến cuối sau đó có thể “xin phép” bé: “Để mẹ giúp con thêm một chút nhé!”. Như vậy, bé vừa có cảm giác được tự thực hiện công việc, mà mẹ vẫn yên tâm hàm răng bé được chải sạch mỗi ngày.

Ngoài ra, đừng quên chọn bàn chải phù hợp (xem gợi ý) thuốc đánh răng an toàn (xem gợi ý) để đánh răng trở thành thói quen tốt mỗi ngày của trẻ.

13. Bước lên và xuống cầu thang

Khả năng bước lên và xuống cầu thang đánh dấu thêm một mốc phát triển của trẻ 2 tuổi. Bé không còn bò bằng tay và đầu gối, mà thay vào đó, có thể bám vịn thành để đi lên và xuống cầu thang như người lớn.

Nếu nhà bạn không có cầu thang, hoặc cầu thang quá dốc, nguy hiểm, bạn có thể cho bé sử dụng bộ xà đa năng (xem gợi ý) để luyện tập kỹ năng vận động thô quan trọng này.

mốc phát triển của trẻ 2 tuổi

14. Yêu thích các trò chơi tương tác

Với khả năng hiểu biết nhiều hơn, trẻ ở giai đoạn trên 1 tuổi đến 2 tuổi sẽ thích những món đồ chơi mang tính “nguyên nhân & kết quả” vì trẻ thấy ngay được khi mình tác động tới đồ chơi, nó sẽ xảy ra điều gì đó (Nhà tâm lý học Robin Goodman, Giám đốc NYU Child Study Center’s (www.aboutourkids.org). Ví dụ, trẻ sẽ thích đồ chơi dùng búa đập bóng, ấn nút phát ra nhạc, hoặc bật lên một con vật, nhân vật.

Trẻ cũng thích những món đồ hiện đại hơn như đồ chơi bấm nút phát ra tên chữ cái, tên hình dạng, tên màu… Tuy bé còn quá nhỏ để thực sự học chữ, nhưng đây chính là những bước đầu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua đồ chơi cho bé.

Những món đồ chơi bé 2 tuổi sẽ thích thú:

Xếp khối chồng (xem tại đây)

Đập búa (xem tại đây)

Các đồ chơi cảm thụ âm nhạc như tambourine, trống, maraca (xem tại đây)

Các phương tiện giao thông kích thước lớn như xe buýt , xe cứu hỏa… (xem tại đây)

Phân loại hình dạng (xem tại đây)

Vịt cao su, rùa, hoặc thuyền đồ chơi khi tắm (xem tại đây)

Ghép hình dưới 6 miếng (xem tại đây)

Tham khảo thêm Top đồ chơi cho bé theo lứa tuổi.

⇒ Xem thêm series bài các mốc phát triển của trẻ:

Những mốc phát triển của trẻ 18 tháng (12 đến 18 tháng tuổi)

Những mốc phát triển của trẻ 8 – 12 tháng

About Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bé học vẽ 1 Previous post Bé học vẽ: Vì sao vẽ giúp trẻ phát triển? | Free 800 file
Next post Phương pháp Glenn Doman là gì? 8 bước dạy thẻ flashcard cho bé