Những mốc phát triển của trẻ 3 tuổi (24 đến 36 tháng)

Các mốc phát triển của trẻ 3 tuổi tuổi bao gồm những gì? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ theo dõi và hỗ trợ bé đạt được những kỹ năng cần thiết trong năm thứ 3 của cuộc đời.

Những mốc phát triển của trẻ 3 tuổi

mốc phát triển của trẻ 3 tuổi

1. Tự mặc quần áo

Trong giai đoạn này, trẻ tò mò về cách những người xung quanh làm mọi việc nên trẻ cũng rất muốn tự thực hiện nhiều việc như người lớn. Chắc chắn bạn sẽ rất quen thuộc với câu “Để con làm cho!”; và dù trẻ còn chưa đủ khéo léo, đôi lúc khiến bạn sốt ruột, chỉ muốn làm hộ cho xong, nhưng hãy kiên nhẫn và để con tự làm vì mỗi lần tự làm là một lần con đang học để hoàn thiện các kỹ năng quan trọng và khả năng tự lập.

Tự mặc quần áo là một trong những mốc phát triển của trẻ 3 tuổi trong quá trình hoàn thiện các kỹ năng thực hành cuộc sống. Nếu trẻ còn lóng ngóng, hãy hỗ trợ trẻ bằng cách trải sẵn quần áo, phụ kiện lên giường, hoặc mặt phẳng phù hợp để trẻ không bối rối vì một mớ quần áo bùng nhùng. Ngoài ra, bố mẹ nhớ chọn cho trẻ những bộ quần áo “thân thiện” nhất như áo chui đầu, quần/ váy chun, tránh trang phục có quá nhiều cúc, khóa kéo cứng, hay dây buộc.

2. Tự ăn

Một mốc phát triển của trẻ 3 tuổi nữa được thể hiện bằng việc trẻ đòi tự ăn, uống. Phần lớn trẻ bước vào tuổi thứ 3 đã có thể tự ăn bằng thìa hoặc dĩa, và tự uống nước bằng cốc, dù có thể còn vụng về, làm vương vãi nhiều thức ăn ra bàn, xuống sàn.

Bạn có thể giúp cho trẻ tự ăn dễ dàng hơn với các phương tiện hỗ trợ phù hợp như ghế tập ăn (xem tại đây), bộ khay và thìa dĩa tập ăn (xem tại đây), và yếm ăn có máng (xem tại đây).

Có nhiều khi bạn cũng sẽ chứng kiến mốc phát triển của trẻ 3 tuổi khó khăn hơn khi trẻ trở nên kén chọn thức ăn hơn trước, đặc biệt là không ăn rau và hoa quả. Hãy khuyến khích bé thử những món mới, dù chỉ một chút thôi. Hoặc đôi khi phải “lừa” bé bằng cách cho một chút rau vào giữa bánh mì, hay làm những món át bớt hương vị của rau như tempura rau củ (rau củ bọc bột chiên xù), hoặc thạch hoa quả.

TẢI MIỄN PHÍ bộ ebook giúp nuôi con dễ dàng hơn tại đây.

3. Làm việc nhà

Trẻ 2-3 tuổi rất thích làm việc nhà giúp bố mẹ. Mốc phát triển của trẻ 3 tuổi được đánh dấu khi trẻ có khả năng thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản từ 1 đến 2 bước. Ví dụ: “Con cởi quần áo ra (bước 1) rồi đem cho vào giỏ quần áo bẩn trong phòng tắm (bước 2) nhé!”.

Bạn hãy giao cho bé những việc nhà nho nhỏ, vừa sức để giúp bố mẹ – cách này sẽ giúp bé cảm thấy mình đóng một vai trò quan trọng trong gia đình, từ đó nâng cao lòng tự tôn của bé. Làm việc nhà trong giai đoạn bé còn nhiều hứng thú cũng là cách để xây dựng những thói quen tốt từ sớm như: dọn dẹp sau khi chơi, vứt rác đúng nơi quy định…

4. Ngồi bô

Ngồi bô là một bước ngoặt lớn đánh dấu mốc phát triển của trẻ trong năm thứ 3. Rất nhiều phụ huynh muốn luyện dùng bô cho bé sớm để không phụ thuộc vào bỉm, nhưng không phải tất cả các bé đều dễ dàng hợp tác ngay từ những lần đầu tiên.

Thông thường, trẻ sẽ sẵn sàng ngồi bô khi bé hơn 2 tuổi hoặc có những biểu hiện như:

  • Bé chỉ tè vào ban ngày. Sau một đêm ngủ dậy bỉm thường rất khô ráo.
  • Bé biết mình vừa tè hay ị để báo hiệu cho người lớn thay bỉm/ quần cho mình
  • Bé thích thú khi thấy người lớn sử dụng toilet

Khi thấy bé có những dấu hiệu sẵn sàng trên, bạn có thể bắt đầu luyện cho bé đi vệ sinh lần lượt theo các bước:

Bước 1: Tập cho bé ngồi bô để đi vệ sinh (2-3 tuổi)

Bước 2: Tập cho bé ngồi bồn vệ sinh của người lớn với phụ kiện hỗ trợ

Bước 3: Bé tự ngồi lên bồn vệ sinh của người lớn bằng cách trèo lên bục thấp hoặc dùng bậc thang chuyên dụng dành cho trẻ

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều lựa chọn để hỗ trợ bé luyện đi vệ sinh rất dễ và vui vẻ, các bạn có thể tham khảo như: Bô ba bước Combi (xem tại đây) hay Nắp bồn cầu có thang (xem tại đây)

5. Các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu

Đủ khả năng tham gia các hoạt động ngoại khóa cụ thể cũng là một mốc phát triển của trẻ 3 tuổi. Ngoài việc tham gia vui chơi, vận động cùng các bạn tại trường mẫu giáo, bé đã có kỹ năng vận động thô và vận động tinh đủ phát triển để tham gia vào các môn thể thao như bơi lội, đá bóng, nhảy; hay những hoạt động nghệ thuật – sáng tạo như vẽ, múa, hát.

Nếu bạn thấy bé sợ hãi hoặc bám chặt lấy bố mẹ trong lần đầu tiên dẫn bé đến lớp học thử thì đừng lo, đây là tình huống phổ biến của rất nhiều bạn nhỏ khi đến một môi trường mới lạ. Hãy cho bé đến làm quen thêm hai, ba lần, hoặc chờ thêm một tháng đến nửa năm sau lại cho bé quay lại, khi bé đã sẵn sàng. Điều quan trọng nhất để tạo hứng thú với trẻ nhỏ là đừng làm chúng sợ hãi!

 

6. Phát triển ngôn ngữ

Trong năm thứ 3 này, phần lớn trẻ đã nói nhiều hơn, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn – khoảng 300 từ – và trẻ có thể nói những câu đơn giản gồm ba đến bốn từ.

Dù đôi khi bạn thấy trẻ im lặng, nhưng thực ra trẻ vẫn đang thẩm thấu ngôn ngữ từ thế giới xung quanh, từ những cuộc hội thoại của các thành viên trong gia đình. Trẻ có khả năng hiểu nhiều nội dung đối thoại hơn rất nhiều so với những gì trẻ nói ra ở giai đoạn này – gọi là ngôn ngữ cảm nhận – đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Hãy tạo một môi trường trao đổi sôi nổi với nội dung phong phú, duy trì thói quen đọc sách cho trẻ mỗi ngày để trẻ có thể tích lũy được nhiều vốn từ và ngữ pháp. Chẳng mấy chốc bạn sẽ phải ngạc nhiên khi trẻ chuyển sang giai đoạn nói rất nhiều, nói đủ các câu chuyện thú vị trên trời dưới biển – đây gọi là ngôn ngữ biểu đạt.

Bố mẹ hãy lưu ý cách chọn sách cho trẻ 2 đến 3 tuổi để giúp bé phát triển cảm xúc, ngôn ngữ và tư duy tốt nhất.

Xem thêm: Cách đọc sách Ehon cho bé hiệu quả

7. Làm theo yêu cầu và đưa ra lựa chọn

Mốc phát triển của trẻ 3 tuổi về tư duy và cảm xúc còn được thể hiện rõ ràng khi trẻ đưa ra lựa chọn muốn hay không muốn làm gì đó. Có lúc bạn thấy con mình sao thật dễ bảo, nhưng có lúc bạn yêu cầu mãi trẻ cũng không làm?!

Hãy thử thay đổi cách nói chuyện từ “ra lệnh” sang “đề nghị”. Ví dụ, thay vì nói “Con đem hộp giấy ăn lại đây cho mẹ!” thì hãy nói “Con có thể đem giúp mẹ hộp giấy ăn lại đây được không?” và đừng quên “Cảm ơn con!” khi bé làm xong việc.

Ở mốc phát triển của trẻ 3 tuổi, bé sẽ có xu hướng muốn được tôn trọng và sẽ dễ làm theo yêu cầu hơn nếu thấy mình được lựa chọn – nói một cách dân dã là bé sẽ cảm thấy mình “quan trọng hơn khi được nhờ vả và cảm ơn”.

Bạn có thể tham khảo thêm sách “Nói sao cho trẻ nghe lời” tại đây.

8. Khủng hoảng tuổi lên 3

“Khủng hoảng tuổi lên 3” là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất bởi các bà mẹ và các ông bố có con trong khoảng tuổi này. Con dường như có thể ăn vạ, mè nheo, quát tháo bất cứ lúc nào chỉ vì một lý do rất nhỏ, hoặc thâm chí không có lý do. Dù nhiều khi muốn phát điên, nhưng  bạn không có lựa chọn nào khác vì đây là mốc phát triển của trẻ 3 tuổi buộc phải có ở mọi đứa trẻ.

Những điều bạn có thể làm khi trẻ cáu giận, gào thét…là cố gắng giữ một cái đầu lạnh, không quát tháo, lờ con đi và tiếp tục làm một việc gì đó. Sau một hồi gào thét và thấy bố mẹ không có phản ứng gì lại, trẻ sẽ chán rồi nguôi dần, rồi hết hẳn và lại vui vẻ như chưa có gì xảy ra. Tuy nhiên, có một điều hơi buồn là mỗi đứa trẻ có một khoảng thời gian ăn vạ khác nhau, có bé nguôi nhanh, có bé lại dai dẳng, ỉ ôi rất lâu – đây thực sự là một cuộc chiến cân não giữa trẻ và người lớn.

Sau trẻ trở lại trạng thái bình thường, bạn hãy ôm lấy trẻ, và nói “Mẹ/bố yêu con!” để trẻ cảm thấy luôn được bố mẹ yêu thương, và khi con không gào thét thì mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều!

Để chuẩn bị tinh thần cho những “tên quái vật nhỏ bé” bước vào tuổi thứ 3, bạn có thể cùng bé đọc những cuốn sách vui nhộn về chính những hành động hò hét, cắn xé, xô đẩy…của bé như bộ sách Khủng long nhỏ – Khủng hoảng tuổi lên 3 (xem tại đây), để bé thấy những việc làm đó của mình thật buồn cười!

Xem thêm:

Cách dạy trẻ tập trung dễ dàng thông qua 6 trò chơi mà học

Cách chọn Top đồ chơi cho bé theo tuổi (2020): Chơi gì để phát triển trí tuệ và cảm xúc

Trò chơi cho bé: Top 10 thí nghiệm STEM siêu hay, siêu dễ (Phần 1)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *