Giáo dục sớm là cụm từ được nhắc tới rất nhiều trong những năm gần đây. Phương pháp Reggio Emilia là một trong những phương pháp giáo dục sớm được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Nếu bạn có hứng thú với phương pháp Reggio Emilia, và muốn tìm hiểu thêm, đừng bỏ qua bài viết này và series bài viết về các phương pháp giáo dục sớm từ Tozytomo.com

Các trường học áp dụng phương pháp Reggio Emilia đề cao việc dạy học thông qua việc đặt học sinh làm trung tâm. Rất nhiều cha mẹ cho rằng đây là cách tiếp cận tốt cho con của mình, nhưng phương pháp này có thực sự phù hợp với con của bạn không?

Chúng tôi sẽ nêu ra một số điểm đặc trưng của phương pháp giáo dục sớm này để bạn hiểu cốt lõi của phương pháp Reggio Emilia, ưu và nhược điểm của nó và tự đánh giá được độ phù hợp của phương pháp này trước khi chọn một ngôi trường áp dụng Reggio Emilia cho bé của bạn.

Phương pháp Reggio Emilia 1

1. Triết lý giáo dục phương pháp Reggio Emilia

Đây là phương pháp do nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi (1920 – 1994) phát triển từ những năm 40 của thế kỷ 20. Triết lý giáo dục của phương pháp Reggio Emilia là phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tự chủ trong học tập, dựa trên hứng thú của bản thân học sinh.

Khác với các chương trình giảng dạy truyền thống dành cho mẫu giáo – được xây dựng theo giáo trình cụ thể, và khá khuôn mẫu, một chương trình Reggio Emillia thường linh động, mang tính trải nghiệm thực tế cao (hands-on experience), và dựa rất nhiều vào sự hứng thú của trẻ.

Cách tiếp cận này cho phép trẻ được chủ động dẫn dắt việc học của chính mình, dựa vào sự đam mê, hứng thú, suy nghĩ và sự quan sát của trẻ.

Mục đích của phương pháp Reggio Emilia là đề cao sự tự chủ của trẻ trong quá trình học tập của bản thân, từ đó trẻ sẽ có những trải nghiệm tích cực, gia tăng hứng thú và ham muốn tiếp tục học hỏi, khám phá. Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế đòi hỏi kỹ năng hợp tác, và giải quyết vấn đề trong và cả ngoài lớp học.

Phương pháp Reggio Emilia 2

2. Các đặc điểm của phương pháp

Trẻ là chủ thể hoạt động

Như đã nêu trên, phương pháp Reggio Emilia đề cao sự hứng thú và mong muốn khám phá của trẻ, vì vậy trẻ sẽ là người quyết định hôm nay mình muốn tìm hiểu gì, thử nghiệm gì… Khi này giáo viên chỉ được đóng vai trò hỗ trợ lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, và cung cấp những nguyên vật liệu cần thiết để trẻ được tự khám phá theo mong muốn của mình, dù là về thiên nhiên, hội họa, âm nhạc, hay bất cứ lĩnh vực nào khác trong lớp học.

Không tuân thủ giáo trình “may đo sẵn”

Giáo viên theo phương pháp Reggio Emilia hiếm khi chuẩn bị giáo trình cụ thể và chi tiết cho trẻ, đồng thời cũng không cần liên tục cài cắm nhiều kiến thức vào bài dạy. Thay vào đó, giáo viên cần có khả năng quan sát như một người đồng hành trong khi trẻ tự học và chơi, để đưa ra những câu hỏi gợi mở và lắng nghe các ý tưởng của trẻ. Từ đó, giáo viên hiểu được hứng thú của trẻ và sẽ chuẩn bị nội dung chương trình tiếp theo phù hợp với từng bạn.

Phương pháp Reggio Emilia 3

Học theo dự án

Học theo dự án là một trọng tâm lớn của phương pháp Reggio Emilia. Trẻ sẽ được chủ động chọn dự án theo chủ đề mà mình hứng thú và khám phá nó từ đầu, mời bạn bè hoặc mọi người xung quanh cùng hợp tác, cho đến khi đưa ra được những ý tưởng sáng tạo hoặc rút ra được cách làm, bài học riêng cho bản thân.

Đề cao sự tương tác

Phương pháp Reggio Emilia, khác với một số phương pháp giáo dục sớm khác, rất đề cao mối quan hệ và sự tương tác trong quá trình trẻ học. Lớp học Reggio Emilia được bố trí để trẻ có thể tương tác tối đa với bạn bè và cô giáo. Quá trình đưa ra câu hỏi, trả lời câu hỏi, tranh luận…với các bạn cùng tương tác sẽ giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp xã hội và tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân. Đôi khi, nhà trường có thể mời cả cha mẹ học sinh cùng tham gia vào các dự án học tập của trẻ.

Phương pháp Reggio Emilia 4

Ngôn ngữ học tập đa dạng

Trẻ mẫu giáo học theo phương pháp Reggio được khuyến khích học theo nhiều phương cách khác nhau (còn được gọi là “hàng trăm ngôn ngữ của trẻ”) như thông qua vẽ, tô màu, âm nhạc, nhảy, thơ, truyện và rất nhiều cách khác. Hay trẻ có thể sử dụng rất nhiều các chất liệu khác nhau như giấy, đất nặn, cây cỏ, đồ tái chế…để thực hiện các dự án của mình. Nhìn chung, phương pháp Reggio Emilia đề cao việc khuyến khích trẻ thể hiện bản thân thông qua rất nhiều cách khác nhau.

Phương pháp Reggio Emilia 5

Sự tham gia của cha mẹ

Học ở trường thôi không đủ, cha mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia. Cha mẹ chính là những người đồng hành của con; sau giờ học, trẻ cũng cần được cha mẹ tôn trọng và khuyến khích tự chủ trong mọi hoạt động tại gia đình như lúc ở trên lớp. Như vậy những đứa trẻ Reggio mới có thể phát huy được hết khả năng và sự chủ động của mình.

3. Vì sao cha mẹ nên và không nên chọn phương pháp Reggio Emilia?

Ưu điểm 

  • Cha mẹ muốn con phát triển sự sáng tạo và các kỹ năng xã hội tốt có thể lựa chọn, vì phương pháp này đòi hỏi và rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác (cooperation) và giải quyết vấn đề (problem-solving), giải quyết xung đột thông qua rất nhiều dự án học tập.
  • Ngoài ra, phương pháp giáo dục sớm này còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp vấn đề rất tốt vì trẻ học thông qua quá trình tự khám phá.

Yếu điểm 

  • Phương pháp giáo dục sớm này đòi hỏi không gian lớp học với rất nhiều học cụ, dự án sáng tạo và phong phú nên thường đòi hỏi chi phí cao
  • Giáo viên theo dạy phương pháp Reggio Emilia cần có khả năng quan sát, thấu hiểu trẻ, cởi mở và có phương pháp dẫn dắt mà không giới hạn sự sáng tạo của trẻ. Việc này khó hơn rất nhiều so với tuân thủ theo giáo trình được xây dựng sẵn.
  • Ngoài ra, phương pháp Reggio Emilia có thể không phù hợp với một số trẻ có xu hướng thích học theo hình mẫu với sự hướng dẫn của giáo viên. Những trẻ này thường có thế mạnh là suy nghĩ rất chặt chẽ và có tính tuân thủ nguyên tắc cao, nên có thể sẽ hứng thú với chương trình giảng dạy có lộ trình rõ ràng và ít tính ngẫu hứng hơn.

4. Các trường mẫu giáo áp dụng phương pháp Reggio Emilia tại Hà nội

*Thông tin dựa trên website của trường

Phương pháp Reggio Emilia ohana preschool

1.Trường Mầm non O’Hana

Địa chỉ: Tòa C – Việt Đức Complex
164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân,Hà Nội

2. Trường Mầm non Lily Reggio Emilia

Địa chỉ: Số 66 (đối diện số 309) đường Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hanoi, Vietnam

3. Trường Mầm non Little Foot

Địa chỉ: Villa 204, Nguyen Van Huong, Thao Dien, HCMC

4. Sky International Preschool

Địa chỉ 1: 40A Tay Ho, Quang An ward, Tay Ho, Hanoi

Địa chỉ 2: BT4, 13-14, Khu Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo ward, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

5. Tìm hiểu thêm về phương pháp Reggio Emilia ở đâu?

Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn nữa về phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia, bạn có thể tìm đọc sách Phương pháp Giáo dục Reggio Emilia (Louise Boyd Cadwell), một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về phương pháp này.

Phương pháp Reggio Emilia sách

Xem thêm:

Trò chơi cho bé: Top 10 thí nghiệm STEM siêu hay, siêu dễ

 

 

About Author

One thought on “Phương pháp Reggio Emilia là gì và có tốt cho con bạn không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Top đồ chơi cho bé theo tuổi: Chơi gì để phát triển trí tuệ và cảm xúc
bé học vẽ 1 Next post Bé học vẽ: Vì sao vẽ giúp trẻ phát triển? | Free 800 file