Cuối tuần này, bố mẹ hãy dành chút thời gian làm trò chơi cho bé để thay đổi không khí với Top 10 hoạt động STEM siêu hay từ các vật dụng rất gần gũi và dễ kiếm nhé!

Trò chơi cho bé: STEM là gì?

STEM là từ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Maths (Toán).

Hoạt động giáo dục STEM rất rộng, nhưng có thể hiểu ngắn gọn là học sinh được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán thông qua cách học liên môn/ liên ngành – thay vì học riêng rẽ từng môn như cách dạy truyền thống, người học sẽ được học theo mô hình tích hợp, theo dự án, vừa học kiến thức vừa áp dụng thực hành để luyện kỹ năng, từ đó những kiến thức học được mang giá trị áp dụng cao vào đời sống thực tiễn.

Học theo phương pháp giáo dục STEM sẽ cho phép người học tiếp cận vấn đề theo cách cởi mở, sáng tạo hơn. Trẻ em ngày nay được học theo phương pháp này sẽ có khả năng hòa nhập dễ dàng hơn trong vài chục năm tới – thời điểm mà 60% số nghề nghiệp mà các em làm là những nghề cho đến nay chưa xuất hiện.

Thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non có phải là hoạt động rất tốn tiền không?

Không. STEM tuy không đơn giản, nhưng có thể bắt đầu từ những thứ đơn giản. Bố mẹ có thể tự tạo những trò chơi cho bé để tiếp cận STEM với chi phí rất thấp, thậm chí là 0 đồng. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự gần gũi của những nguyên liệu được Tozytomo.com giới thiệu cho Top 10 thí nghiệm ở phần tiếp theo.

Bố mẹ không biết gì có thể dạy con STEM không?

Bố mẹ không cần phải là nhà khoa học để làm trò chơi STEM cho con tại nhà. Nhưng Tozytomo.com khuyến khích bố mẹ tìm hiểu trước về ý nghĩa của các thí nghiệm dưới đây để có thể giải thích cho con theo cách hợp lý và khoa học nhất.

STEM có phải chỉ dành cho học sinh từ cấp Tiểu học?

Không. Có rất nhiều trò chơi, thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non, chỉ cần bố mẹ luôn giám sát chặt chẽ hoặc hỗ trợ bé làm những bước bé chưa tự thực hiện được.

Top 10 hoạt động STEM siêu hay, siêu dễ

*Lưu ý: Trong các thí nghiệm nên sử dụng màu thực phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất. TozyTomo sử dụng màu vẽ vẫn được, nhưng có những thí nghiệm quan sát sẽ khó hơn màu thực phẩm vì màu vẽ đục, không trong suốt như màu thực phẩm.

  1. Trò chơi cho bé: Nước biết đi

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Cho nước vào các ly thủy tinh. Số lượng ít nhất là 2 ly, và nhiều nhất là không giới hạn.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Bước 2: Cho màu vào từng ly.

Nếu muốn tạo thành 7 sắc cầu vồng như ngoài đời thì bố mẹ hướng dẫn bé cho lần lượt các màu đỏ – cam – xanh lá – xanh biển – tím vào từng cốc.

Ngược lại, nếu muốn tạo màu ngẫu hứng thì bé nên cho màu nóng – lạnh xen kẽ, như vậy sẽ thấy kết quả nước đi rõ hơn, lạ và vui mắt hơn.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Bước 3: Gập giấy bếp thành những thanh dài. Bạn nên sử dụng giấy dày như giấy bếp kitchen towel vì các loại giấy ăn mỏng sẽ nhanh mủn, nên không đạt được kết quả thí nghiệm như mong muốn.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Bước 4: Nhúng hai đầu của một thanh giấy vào hai cốc cạnh nhau. Làm lần lượt cho đến khi giấy được thả vào tất cả các cốc.

Bước 5: Ngay lập tức, bé sẽ thấy màu từ hai cốc cạnh nhau “đi lên” theo giấy và giấy có một màu mới được pha trộn giữa 2 màu trong 2 cốc cạnh nhau.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Giải thích:

Vì sao nước “đi” từ cốc này sang cốc khác?

Nước di chuyển vì do hiện tượng mao dẫn. Hiện tượng mao dẫn là khi lực dính ướt (adhesive force) giữa nước và giấy lớn hơn lực dính ướt bên trong nước (chất lỏng) làm cho nước đi lên theo khăn giấy, từ cốc này truyền sang cốc khác.

Vì sao nước đổi màu trên tờ giấy?

Vì nước màu “đi” từ cả hai cốc nước lên theo tờ giấy, chúng gặp nhau và hòa trộn thành một màu mới. Ví dụ: đỏ + vàng = cam; xanh biển + đỏ = tím; xanh biển + vàng = xanh lá… Bé có thể thử đi thử lại với nhiều cách trộn màu khác nhau.

  1. Trò chơi cho bé: Mưa rơi như thế nào?

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 2

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Cho nước vào lo thủy tinh

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Bước 2: Phun bọt cạo râu thành một lớp dày phía trên mặt nước. Phần bọt này tượng trưng cho những đám mây trên trời.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 2

Bước 3: Lấy ống nhỏ giọt hút một ít màu thực phẩm và nhỏ lên phía trên “đám mây”

Bước 4: Quan sát thấy sau khi nhỏ một lượng màu, màu bắt đầu xuyên qua “đám mây” và rơi xuống, lan tỏa trong nước. Bé có thể sử dụng nhiều màu khác nhau để đẹp mắt hơn.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 9

Giải thích:

Thí nghiệm này giải thích hiện tượng mưa rơi. Khi hơi nước trong không khí tích tụ nhiều vào những đám mây, chúng sẽ làm đám mây ngày càng nặng hơn. Khi nặng quá, mây không thể giữ nước nữa mà rơi xuống thành mưa (giống những giọt màu rơi xuống).

Sau khi giải thích cho bé, bố mẹ có thể cho bé xem cả vòng tuần hoàn của nước để bé hiểu hơi nước bốc lên rồi lại rơi xuống thành mưa như thế nào.

  1. Trò chơi cho bé: Núi lửa phun trào

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 10

Nguyên liệu:

Cách làm:

Bước 1: Cho khoảng 3 thìa canh baking soda vào lọ thủy tinh

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 11

Bước 2: Lấy một cốc giấm ăn khoảng 250ml. Cho khoảng 15ml nước rửa bát vào giấm. Sau đó hòa thêm màu cho kết quả đẹp mắt hơn.

Trò chơi cho bé hoạt động STEM

Bước 3: Đổ hỗn hợp giấm màu vào lọ thủy tinh chứa baking soda

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 13

Bước 4: Ngay lập tức bé sẽ thấy phản ứng xảy ra, bọt màu phun trào lên rất mạnh, như dung nham núi lửa phun trào.

Bé có thể đổ nhiều cốc giấm màu khác nhau để bọt hòa trộn nhiều màu sắc đẹp mắt hơn nhé!

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 14

Giải thích:

Sự phun trào núi lửa xuất phát từ phản ứng giữa axit và bazơ (kiềm). Baking soda (có tính kiềm) khi trộn vào giấm ăn (có tính axit) sẽ ngay lập tức sinh ra khí CO2 đẩy cho dòng dung nham (hỗn hợp giấm, xà phòng, bột màu) phun trào. Muốn thí nghiệm phun ra nhiều bọt, chỉ cần tăng lượng baking soda và xà phòng lên.

*Lưu ý: Thí nghiệm này không nguy hiểm, nhưng với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cha mẹ nên thực hiện bước 3 hộ trẻ để tránh trẻ bất ngờ, giật mình.

  1. Trò chơi cho bé: Đèn lava (Lava lamp)

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 15

Nguyên liệu:

Cách làm:

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 16

Bước 1: Cho nước vào 1/3 lọ, hòa vài giọt màu yêu thích vào nước

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 17

Bước 2: Đổ dầu ăn vào gần đầy lọ

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 18

Bước 3: Đặt lọ lên trên một chiếc đèn sáng (có thể sử dụng đèn flash của điện thoại). Bước này không bắt buộc, nhưng nếu thực hiện được, bé sẽ thấy hiệu ứng của thí nghiệm đẹp hơn nhiều.

Bước 4: Thả viên sủi vào lọ và quan sát hiện tượng

Bé sẽ thấy viên sủi sủi bọt trong phần nước, và liên tục có rất nhiều bong bóng khí bay từ phần nước lên phần dầu, rồi lại chìm xuống nước, rất đẹp mắt!

Trò chơi cho bé hoạt động STEM 19

Giải thích trò chơi cho bé:

Vì sao dầu lại ở trên nước?

Dầu nhẹ hơn nước nên khi rót dầu và nước vào nhau hai thứ sẽ không hòa trộn  mà dầu nổi lên phía trên mặt nước.

Vì sao có “dung nham” (lava) phun trào bên trong lọ?

Viên sủi tan trong nước, sinh ra các khí. Các bọt khí đẩy những giọt nước màu lên trên lớp dầu, nhưng khi khí thoát ra khỏi mặt dầu, các giọt nước nặng hơn dầu lại rơi xuống, hòa vào phần nước.

Hãy đón chờ phần tiếp theo với các trò chơi cho bé – hoạt động STEM siêu hay siêu dễ nhé!

⇒ Xem thêm:

Tiền tiểu học cho bé thi vào lớp 1: Toán, tư duy top 12 chủ điểm

Cách đọc sách Ehon cho bé hiệu quả

[Review] App cho bé học: Khan Academy Kids (phần 1)

TozyTomo

 

 

About Author

One thought on “Trò chơi cho bé: Top 10 hoạt động STEM siêu hay và dễ (Phần 1)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Top sách cho bé 1 tuổi: Học gì để phát triển giác quan, ngôn ngữ
Next post Top đồ chơi cho bé theo tuổi: Chơi gì để phát triển trí tuệ và cảm xúc