“Có cách nào chữa bệnh mất tập trung ở trẻ không? là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các mẹ có con trong độ tuổi đầu Tiểu học và tiền tiểu học thường trao đổi với nhau trong các diễn đàn, group FB.
Tập trung trong ít nhất 15 phút chính là kỹ năng quan trọng nhất khi trẻ chuyển từ giai đoạn mẫu giáo lên lớp 1; vì trẻ kém tập trung trong lớp thường đánh mất rất nhiều cơ hội học tập và dễ tụt lại so với bạn bè.
Bố mẹ cần nhớ, đừng để đến khi 7 hay 8 tuổi mới chữa kém tập trung cho trẻ thì đã muộn. Thời gian vàng để rèn luyện kỹ năng tập trung và làm việc độc lập của trẻ cần được xây dựng sớm ngay từ lứa tuổi mẫu giáo 3 – 6 tuổi.
1. Khả năng tập trung là gì?
Khả năng tập trung là khả năng trẻ có thể làm một việc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định mà không bị ngắt quãng bởi sự vật, sự việc khác.
Khi bước vào Tiểu học, sẽ có rất nhiều yếu tố gây bệnh mất tập trung ở trẻ như âm thanh từ lớp khác, hoạt động của mọi người dưới sân trường, bạn cùng lớp nói chuyện riêng…vì vậy, cha mẹ không chữa bệnh mất tập trung ở trẻ từ nhỏ có thể dẫn tới việc trẻ dễ xao nhãng, không theo được bài học, dẫn đến sợ hãi và chán nản việc học.
2. Bé nhà bạn có kém tập trung không?
Để dạy trẻ tập trung, trước hết bạn cần biết bé có thực sự kém tập trung không bằng cách kiểm tra bảng thống kê thời gian tập trung (attention span) của trẻ bình thường (không có vấn đề tâm lý, bệnh lý) theo từng lứa tuổi trong bảng dưới đây:
Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo 4 – 6 tuổi thường có khả năng tập trung dưới 30 phút vì vậy các hoạt động học tập ở trường mầm non và mẫu giáo thường được chia thành các khung thời gian gian khá ngắn, từ 25 – 30 phút để phù hợp với trẻ.
Trong khi đó, trẻ lớn hơn thường có khả năng tập trung cao hơn, từ 30 tới 45 phút. Đây là lý do vì sao thời gian một tiết học của Tiểu học thường từ hơn 30 đến 45 phút chứ không dài hơn.
3. Vì sao trẻ thiếu tập trung khi học?
Nếu bé nhà bạn đang có khả năng tập trung đúng với lứa tuổi như bảng trên, xin chúc mừng bạn, hãy tiếp tục phát triển kỹ năng này cho bé!
Còn nếu bé hơi kém tập trung một chút so với yêu cầu của lứa tuổi, hãy thử kiểm tra lại xem bạn và gia đình có vô tình mắc phải một số lỗi sau đây khiến cho trẻ kém tập trung không?!
- Trẻ làm quá nhiều việc cùng một lúc, ví dụ: bạn cho phép trẻ vừa ăn, vừa chơi đồ chơi, vừa xem TV… Việc này khiến trẻ không chú tâm vào một việc cụ thể nào, mà việc gì cũng làm qua loa, hời hợt. Hãy dạy trẻ tập trung giải quyết từng việc một rồi mới chuyển sang việc tiếp theo.
(Lưu ý: Ở đây mình không phủ nhận khả năng làm việc đa nhiệm – một kỹ năng rất quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại – nhưng để có khả năng làm việc đa nhiệm, bố mẹ cần dạy trẻ tập trung trước đã.)
- Trẻ phải làm một việc trong thời gian quá lâu. Ngược lại với sai lầm trên, nhiều cha mẹ lại bắt trẻ thực hiện một việc trong thời gian liên tục quá dài, ví dụ: bố mẹ dạy tiếng Anh cho trẻ 4 tuổi tới 30 phút liền, trong khi trẻ chỉ có khả năng học khoảng 15 phút mỗi lần. Hãy chia nhỏ thời gian làm việc của con thành nhiều quãng ngắn, xen kẽ bằng 2 – 3 phút chơi trò chơi nho nhỏ hoặc vận động tại chỗ.
- Môi trường xung quanh quá ồn ào, phiền nhiễu cũng gây nên việc kém tập trung ở trẻ. Nhiều gia đình thường nghĩ trẻ còn nhỏ thì không cần có không gian riêng, mà vô tư ăn uống, xem TV, nói chuyện điện thoại…bên cạnh trong khi trẻ đang đọc sách, hoặc làm các hoạt động của mình. Cả gia đình hãy tôn trọng trẻ, và cố gắng xây dựng môi trường học tập nghiêm túc từ nhỏ để dạy trẻ tập trung ngay từ những hoạt động nhỏ như vẽ tranh, chơi xếp hình…
- Cha mẹ không chữa bệnh mất tập trung ở trẻ và rèn khả năng làm việc độc lập từ tuổi mẫu giáo khiến trẻ không sẵn sàng về mặt tậm lý, cảm thấy bị ép buộc, thiếu hứng thú học tập khi bước vào Tiểu học, nên tập trung đã kém lại càng kém hơn.
4. Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý từ mẫu giáo thông qua trò chơi
4.1. Đồng hồ cát (3 – 4 tuổi)
Mục đích của trò chơi này là thi xem ai ngồi im nhìn một đồ vật lâu hơn. Thay vì nhìn vào một đồ vật tĩnh sẽ dễ gây nhàm chán, cha mẹ có thể chọn đồng hồ cát để chữa bệnh mất tập trung ở trẻ theo thời gian tăng dần. Ban đầu chỉ cần nhìn được một lượt cát rơi xuống, sau đó tăng dần lên thành hai, ba lượt lật đồng hồ cát. Xem đồng hồ cát cho bé tại đây.
4.2. Trò chơi ngón tay (3 – 4 tuổi)
Để trẻ xòe bàn tay ra rồi gập từng ngón tay lại chậm rãi. Sau khi gập cả bàn tay, bé lại mở từng ngón ra, cho đến khi xòe cả bàn tay. Yêu cầu của trò chơi là mỗi lần gập xuống hoặc xòe lên chỉ được làm một ngón, nếu sai, bé sẽ thua và phải làm lại. Trò chơi này tuy đơn giản, song vừa dạy trẻ tập trung lại vừa giúp tăng sự khéo léo của đôi bàn tay.
Bạn có thể tăng sự thú vị cho trò chơi bằng cách sử dụng con rối ngón tay (xem tại đây). Khi bé gập nhầm ngón nào, bố mẹ có thể ra hiệu lệnh “Bạn ngựa/gà/mèo sai vị trí! Yêu cầu xếp hàng lại từ đầu!”
4.3. Chơi ghép hình/ xếp hình/ Tangram (2 – 6 tuổi trở lên)
Trò chơi ghép hình hoặc xếp hình chính là “đỉnh cao” của công cụ chữa bệnh mất tập trung ở trẻ. Bố mẹ hãy lựa chọn những bộ ghép hình hoặc xếp hình với độ khó tăng dần, phù hợp với lứa tuổi của bé, tránh đánh đố, làm bé nản trí ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên.
Trẻ 2 – 3 tuổi nên chọn bộ ghép hình dưới 12 miếng (xem tại đây) bằng gỗ, có hình động vật và màu sắc hấp dẫn.
Trẻ 4 – 5 tuổi nên chọn bộ ghép hình dưới 60 miếng (xem tại đây) có các nhân vật hoạt hình yêu thích để tăng sự hứng thú
Trẻ 5 tuổi trở lên đã quen với hoạt động ghép hình/ xếp hình có thể trải nghiệm những hoạt động khó hơn như Xếp hình sáng tạo Tangram (xem tại đây) hay Xếp hình Lego (xem tại đây)
4.4. Trò chơi tìm đường/ mê cung (3 tuổi trở lên)
Có rất nhiều phiên bản trò chơi tìm đường, từ bảng gỗ tìm đường kết hợp với học số (xem tại đây) đến tìm đường trên giấy với vô số hình dạng mê cung khác nhau, từ dễ đến rất khó. Đây là trò chơi chữa bệnh mất tập trung ở trẻ, rất dễ gây “nghiện” nếu trẻ liên tục giải được các mê cung, nhưng cũng có thể khiến trẻ nhanh nản nếu bạn đưa cho trẻ đề bài quá sức.
Bạn có thể TẢI MIỄN PHÍ bộ tranh tìm đường tại đây
4.5. Thẻ luyện trí nhớ (3 tuổi trở lên)
Tương tự với các trò chơi trên, thẻ luyện trí nhớ giúp dạy trẻ tập trung vì phải ghi nhớ các mặt thẻ để tìm ra cặp thẻ giống nhau trong thời gian lật thẻ rất ngắn; ngoài ra, trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện tinh mắt, phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt, và nắm được quy tắc chơi luân phiên. Xem thẻ luyện trí nhớ tại đây.
4.6. Sách “Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ 3 – 6 tuổi”
Bên cạnh các trò chơi, cha mẹ cũng có thể cho bé làm quen với bộ sách Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ 3 – 6 tuổi (xem tại đây).
Sách gồm 6 quyển với các bài tập phát triển tư duy như mê cung, tìm điểm khác biệt, tìm quy luật…là những bài tập rất phổ biến trong các kỳ kiểm tra tuyển sinh đầu vào lớp 1 của các hệ thống trường tư, trường Quốc tế, trường Chất lượng cao như Archimedes, Ngôi Sao Hà Nội, Newton, Vinschool… trong vài năm gần đây.
⇒ Xem thêm:
Top sách cho bé 3 tuổi – 4 tuổi phát triển trí tuệ và sáng tạo
Hành trang vào lớp 1: Top 20 chủ điểm tiếng Anh thường thi | New
Tiền tiểu học cho bé thi vào lớp 1: Toán, tư duy top 12 chủ điểm
TozyTomo
One thought on “Cách chữa bệnh mất tập trung ở trẻ mẫu giáo qua 6 trò chơi”