Các mốc phát triển của trẻ 18 tháng (từ 12 đến 18 tháng) bao gồm những gì? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ theo dõi và hỗ trợ bé đạt được những kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này.

1. Gắn bó với một món đồ yêu thích

Trẻ bước qua giai đoạn thôi nôi, đã hình thành rõ khả năng nhận biết lạ – quen, cảm xúc thích – ghét, nên trẻ có xu hướng thích gắn bó với một món đồ yêu thích như gấu bông, ô tô nhỏ, một chiếc chăn nhỏ…

Trong những môi trường mới, lạ, món đồ thân thuộc sẽ giúp vỗ về, xoa dịu sự lo lắng, sợ hãi của trẻ rất hiệu quả. Vì vậy, nếu trẻ có món đồ yêu thích, bố mẹ đừng ngại cho trẻ cầm theo bên mình khi đi chơi, du lịch, đi nhà trẻ…

moc phat trien cua tre 12-18

2. Thích chơi trò chơi

Trẻ từ 12 đến 18 tháng rất thích chơi trò chơi vận động với bố mẹ, anh chị. Những trò chơi đơn giản như ú òa, trốn tìm, kéo cưa lửa xẻ… thôi cũng đủ làm bé thích thú, và có thể chơi đi chơi lại nhiều lần liên tục mà không chán.

Hãy duy trì chơi các trò chơi vận động mỗi ngày vì sở thích này còn giúp tăng cường sức khỏe, khả năng tương tác và sự gắn kết giữa trẻ với bố mẹ, cũng như các thành viên khác trong gia đình. Bố mẹ cũng đừng quên sử dụng âm thanh lên xuống, trầm bổng, giả tiếng các con vật… trong khi chơi để giúp tăng sự hấp dẫn của trò chơi với trẻ.

3. Cúi xuống và nhặt một món đồ

Ở mốc phát triển của trẻ 18 tháng, trẻ có khả năng làm chủ cơ thể, giữ thăng bằng tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Trẻ có thể cúi xuống nhặt một món đồ chơi dưới sàn, rồi lại đứng thẳng lên nhanh chóng mà không cần sự hỗ trợ nào từ người lớn, hay vật dụng để bám, vịn.

4. Sử dụng ngón tay khéo léo, thích ăn bốc

Sử dụng các ngón tay thành thạo và khéo léo hơn là một kỹ năng khác đánh dấu mốc 18 tháng. Trẻ đã có thể học cầm thìa, nhưng cách ăn uống bản năng và yêu thích nhất của trẻ vẫn là bốc bằng tay, vì chúng dễ điều khiển hơn, nhanh hơn.

Hãy cho trẻ một chiếc bàn ăn và khay ăn đủ rộng để trẻ có thể thao tác dễ dàng trong khi thưởng thức các món ăn. Tham khảo ghế ăn dặm tốt cho békhay tập ăn dặm.

moc phat trien cua tre 12-18

5. Hiểu các hoạt động giả vờ

Hiểu khái niệm “giả vờ” cũng là một mốc phát triển của trẻ ở tháng thứ 18. Trẻ rất hứng thú với việc giả vờ làm các hành động giống người lớn như nghe điện thoại, bấm điện thoại, nấu ăn, bấm điều khiển…

Bố mẹ có thể cùng bé chơi đùa bằng cách cùng bé “giả vờ” nói chuyện điện thoại, gõ bàn phím laptop…và rất nhiều hoạt động đời sống khác. Hoặc cho bé sở hữu những món đồ mô phỏng đồ người lớn với màu sắc và âm thanh rất hấp dẫn, kích thích sự tò mò của trẻ như Điều khiển có nhạc Fisher Price

moc phat trien cua tre 12-18

6. Biết phối hợp khi được giúp mặc quần áo

Từ khoảng 11 tháng trở đi, trẻ ngày càng thành thục với các động tác mặc quần áo, và chủ động phối hợp – giơ tay, co chân – để giúp mọi việc dễ dàng hơn khi được bố mẹ mặc quần áo, đi tất cho.

Bạn cũng có thể bắt đầu dạy trẻ cách tự đội mũ, cởi mũ để tạo cho bé sự hứng thú với các hoạt động thực hành cuộc sống.

7. Trèo lên mọi thứ

Vì đã rất tự chủ trong vận động cơ thể cộng với mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh, cha mẹ sẽ thấy trẻ trong giai đoạn này rất thích leo trèo. Trẻ trèo lên bàn, ghế, giường, tủ thấp…mọi nơi trong tầm với, và có chỗ vịn đều biến thành sân tập của trẻ.

Nếu nhà hẹp, hoặc vướng quá nhiều đồ đạc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bạn có thể làm hoặc mua cho bé bộ xà đu đa năng, vừa đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ, vừa giúp cha mẹ quan sát trẻ chơi dễ dàng hơn. Tham khảo bộ xà đu đa năng an toàn cho bé.

moc phat trien cua tre 12-18

8. Bắt đầu chạy

Sau khi tập đi thành thạo ở tháng thứ 10 đến 15,mốc phát triển của trẻ tiếp theo sẽ là chuyển sang muốn chạy.

Đừng lo lắng nếu bạn thấy trẻ cứ cắm đầu cắm cổ chạy, hãy để trẻ được vấp ngã, trẻ sẽ học cách chạy nhanh hơn, khéo léo hơn trong lần tiếp theo. Điều duy nhất bố mẹ cần làm để hỗ trợ ở mốc phát triển của trẻ là đảm bảo khu vực xung quanh trẻ luôn an toàn, không có các vật nhọn, góc cạnh, có thể làm cho trẻ bị thương nếu không may ngã. Hãy chú ý dán cạnh bàn, chặn cánh cửa, bịt ổ điện và cất các đồ vật sắc nhọn, nóng ra khỏi tầm với của trẻ.

9. Làm theo các yêu cầu đơn giản

Trẻ từ 12 đến 18 tháng đã có thể nghe và làm theo các yêu cầu đơn giản của bố mẹ như đưa một đồ vật, hôn gió, vẫy tay chào, tạm biệt…

Nếu bạn thấy bé chưa đạt được mốc phát triển của trẻ 18 tháng này, hãy luyện tập thêm cho bé làm theo chỉ dẫn thông qua việc chơi các trò chơi bắt chước hành động của bố mẹ. Vừa chơi, bố mẹ vừa nói thật to, lặp đi lặp lại 2-3 lần câu chỉ hành động đó để bé có sự liên tưởng giữa hành đông và mệnh lệnh.

moc phat trien cua tre 12-18

10. Chỉ đồ vật

Đi cùng với khả năng nói là khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Trẻ 12 đến 18 tháng bắt đầu biết dùng ngón tay chỉ đồ vật, chỉ hướng đi, chỉ người…để thể hiện điều mình mong muốn.

Hãy tăng cường chất lượng tương tác giữa bạn và trẻ bằng cách nhìn theo khi trẻ chỉ, và đáp lại bằng cách nói chuyện như “À, con mèo đúng không con? Con mèo to nhỉ? Nó có màu trắng đấy…”

11. Nói nhiều từ đơn, và câu 2 từ trở lên

Mốc phát triển của trẻ khi tròn 18 tháng cũng được đánh dấu bằng khả năng sử dụng được nhiều từ đơn hơn như chó, mèo, gà, xe… Vốn từ của bé sẽ có khoảng 10 – 20 từ quen thuộc. Với một số bé biết nói sớm hơn thì đã có thể nói được một câu 2 từ, ví dụ “mẹ đi”, “mẹ măm”…để thể hiện mong muốn của bản thân.

Nếu giai đoạn này bạn vẫn chưa thấy bé nói nhiều, cũng đừng vôi lo lắng, bé chỉ cần thêm chút thời gian để thu nạp ngôn ngữ đủ trước khi tự mình phát ra thành lời thôi. Hãy kiên trì nói chuyện với bé thật nhiều mỗi ngày, nói mọi thứ bạn có thể, đừng sợ bé không hiểu, vì mục đích lúc này là cho bé “tắm ngôn ngữ”.

moc phat trien cua tre 12-18

12. Khả năng chú ý trong thời gian ngắn

Vì càng lớn, trẻ càng thấy xung quanh mình có rất nhiều điều thú vị, nên khả năng chú ý của trẻ trong giai đoạn 12 – 18 tháng bị giảm so với trước đó. Trẻ không chơi một món đồ chơi quá lâu nữa, mà dễ dàng bị thu hút nếu thấy một âm thanh, sự việc khác diễn ra gần đó.

Bố mẹ cũng không cần phải lo lắng về điều này, vì đây là phản xạ tự nhiên của trẻ, thể hiện cho việc trẻ đang thu nạp thông tin xung quanh, một mốc phát triển của trẻ khi bước sang giai đoạn không ngừng khám phá.

13. Phân loại đồ chơi

Một kỹ năng khác đánh dấu mốc phát triển của trẻ từ 12 đến 18 tuổi là khả năng phân loại. Bé đã học được cách phân loại theo màu sắc, hình khối. Đây là tiền đề cho kỹ năng phân tích ở mức độ cao hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

Bố mẹ có thể giúp bé luyện thập thành thục kỹ năng phân loại bằng cách sử dụng những món đồ chơi thông minh như Xe kéo thả hình khối, Bảng phân loại màu sắc hình khối (bộ giáo cụ Montessori), hay Ngôi nhà xếp phân loại hình dạng & con số.

moc phat trien cua tre 12-18

14. Ăn thức ăn miếng to

Bước qua giai đoạn tập ăn dặm, trẻ từ 12 đến 18 tháng đã chủ động trong việc ngồi, bốc ăn…nên bé có thể thích được ăn thức ăn nguyên miếng thay vì thức ăn nghiền hoặc băm như giai đoạn mới tập ăn.

Nếu ngại việc bé có thể bị hóc khi ăn miếng to, bạn hãy tăng kích thước của miếng thức ăn dần dần, từ nghiền chuyển sang băm, rồi chuyển sang miếng hạt lựu, miếng bằng một đốt ngón tay, rồi bằng hai đốt ngón tay… Và luôn luôn chú ý ngồi cùng, quan sát khi bé ăn cho đến khi bé thực sự thành thục ở mốc phát triển của trẻ 18 tháng này.

15. Kén chọn thức ăn hơn

Tương tự như việc biết lựa chọn đồ chơi ưa thích, mốc phát triển của trẻ 18 tháng cũng được đánh dấu bằng việc bé có khẩu vị yêu thích riêng. Trẻ có thể từ chối nhiều món mà trước đó bạn thấy trẻ đã từng ăn, và chỉ đồng ý ăn một vài món nhất định.

Một món ăn ưa thích của rất nhiều bạn dưới 5 tuổi là trứng – nếu con bạn có thể ăn trứng trường kỳ từ bữa này sang bữa khác thì cũng đừng lo lắng, có rất nhiều đứa trẻ như vậy. Đôi khi, thay vì ép con phải ăn món khác, bạn có thể chế biến nguyên liệu mà trẻ yêu thích theo những cách khác, kết hợp với một vài nguyên liệu mới để trẻ làm quen dần. Ví dụ, trứng bác cà chua, trứng đúc thịt…

moc phat trien cua tre 12-18

⇒Tìm hiểu để giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn:

Cách đọc sách Ehon cho bé hiệu quả

About Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post [Review] App cho bé học: Timmy’s First Words của Hội đồng Anh
Next post Top sách cho bé 1 tuổi: Học gì để phát triển giác quan, ngôn ngữ