Các mốc phát triển của trẻ 4 tuổi bao gồm những gì? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ theo dõi và hỗ trợ bé đạt được những kỹ năng cần thiết trong năm thứ 4 của cuộc đời.
1. Phát triển thể chất
Phát triển thể chất ở trẻ bao gồm phát triển các kỹ năng vận động thô (gross motor) và vận động tinh (fine motor). Mỗi đứa trẻ đều có những mốc phát triển riêng, với tốc độ khác nhau, song có những kỹ năng nhất định mà 90 đến 95% trẻ phải đạt được khi bước sang tuổi thứ 4.
Những kỹ năng vận động thô đánh dấu mốc phát triển của trẻ 4 tuổi về mặt thể chất bao gồm: có khả năng đứng bằng một chân trong ít nhất 3 giây, bước đi trên một đường thẳng, nhảy lò cò bằng một chân.
Những kỹ năng vận động tinh đánh dấu mốc phát triển của trẻ 4 tuổi bao gồm: có thể vẽ hình vuông, vẽ người (có thể không đẹp, nhưng đủ tay, chân, đầu…), có thể đóng/mở khóa kéo phéc-mơ-tuya, hoặc cúc áo.
Đôi khi, bạn sẽ thấy có những bé hơi chậm về mặt vận động thể chất, nhưng khá phát triển về ngôn ngữ, vận động tinh và tương tác xã hội. Theo bác sĩ Nhi Anatoly Belilovsky (Brooklyn), trẻ chậm về vận động không phải lúc nào cũng do cơ thể trẻ có vấn đề, mà đôi khi là do trẻ “lười”, hay nói nhẹ hơn là thiếu động lực để vận động. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, hãy xem có phải bạn mua cho con quá nhiều đồ chơi? Cho con xem TV, dùng điện thoại quá nhiều? Con ít được ra ngoài chạy nhảy?…
Để khuyến khích trẻ vận động nhiều, nhờ đó phát triển đều các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, cha mẹ có thể cho trẻ chơi các món đồ chơi vận động nhiều từ 2 tuổi như:
Xe đạp có bánh phụ (xem tại đây)
Thảm chơi “vặn người” cho cả gia đình (xem tại đây)
2. Phát triển hành vi
Mốc phát triển của trẻ 4 tuổi thường thể hiện ở hành vi thích thử thách các giới hạn, vì trẻ bắt đầu hiểu và có xu hướng muốn chứng tỏ sự độc lập của bản thân, thay vì làm theo mọi yêu cầu, hướng dẫn của bố mẹ. Đây là lý do vì sao rất nhiều bố mẹ phàn nàn về việc con mình ở tuổi này “Nói mãi chẳng nghe!” hay “Bướng lắm!”
Hãy tôn trọng trẻ và cho con không gian để khẳng định cái tôi, nhưng cũng đừng quên đặt ra các quy tắc cứng mà trẻ phải tuân thủ. Bạn và gia đình cũng cần thống nhất duy trì đều đặn các quy tắc, luật lệ đã đưa ra – tránh trống đánh xuôi, kèn thổi ngươc – để trẻ hiểu được hệ quả gì sẽ xảy ra nếu trẻ vi phạm giới hạn, đồng thời tránh được những phản ứng, hoặc suy sụp thái quá khi trẻ không đạt được điều mình muốn.
Ví dụ, khi đã đặt ra quy định không được ăn quà vặt trước khi ăn cơm, thì mọi thành viên gia đình đều phải tuân thủ, thống nhất đều mỗi ngày, tránh tình trạng mẹ “cấm” nhưng bố cho ăn, hoặc hôm trước cấm nhưng hôm sau lại được ăn. Lúc này, mọi lời bạn nói ra sẽ mất trọng lượng với trẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ
Về ngôn ngữ, mốc phát triển của trẻ 4 tuổi thường được đánh dấu bằng việc trẻ có thể nói rõ ràng, sao cho phần lớn mọi người đều có thể hiểu hầu hết nội dung mà trẻ muốn truyền đạt. Theo các chuyên gia về ngôn ngữ giao tiếp “Có một số âm đặc biệt có thể gây khó cho trẻ như R, S, N/L (với tiếng Việt) và Th/θ/ (với tiếng Anh)”, nhưng khi bước sang 4 tuổi 90% số trẻ em đã có thể phát âm rất rõ ràng trong khi nói.
Nếu trẻ có một số vấn đề như nói ngọng, nói lắp…bạn chưa cần phải lo lắng lắm, vì trẻ sẽ dần tự sửa được khi lên 6 tuổi. Bố mẹ có thể tăng cường chơi các trò nhập vai với trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ và ngôn ngữ biểu đạt.
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất trong giai đoạn vàng 0 – 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ đọc sách và chơi các hoạt đông liên quan đến ngôn ngữ từ sớm như: Đọc sách Ehon, đọc thơ, chơi trò phân vai với bố mẹ…
Chuỗi bài thơ hay cho bé (xem tại đây)
Xem thêm: Cách đọc sách Ehon cho bé hiệu quả
4. Dinh dưỡng
Một đứa trẻ 4 tuổi đã có thể ăn khẩu phần ăn tương đối lớn, có khi bằng người lớn, nên bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đủ cả lượng và chất trong mỗi bữa. Một vấn đề lớn ở tuổi này là trẻ là ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn vặt. Những thức ăn này thường gây no nhưng không đem lại giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen không ăn vặt nhiều – đặc biệt là không ăn vặt trước bữa chính, và ăn những món tốt cho sức khỏe.
Ví dụ, thay vì cho trẻ ăn bim bim (snack), kẹo, nước ngọt…là những món cung cấp năng lượng rỗng; bạn có thể mua cho trẻ sữa chua, hoa quả, váng sữa (xem tại đây), pho-mai hoa quả (xem tại đây), sữa công thức pha sẵn (xem tại đây)
Xem thêm Top 7 sữa bột pha sẵn tốt cho bé, tiện cho mẹ mọi lúc mọi nơi
5. Tương tác xã hội
Hầu hết trẻ ở lứa tuổi này đã được đi học mẫu giáo một thời gian, nên bạn sẽ thấy con có những tương tác xã hội khác bên ngoài gia đình. Có những bé làm quen và chơi với các bạn rất dễ dàng, nhưng cũng có những bé gặp khó khăn trong mốc phát triển của trẻ 4 tuổi về tương tác xã hội.
Nếu con bạn gặp khó khăn khi đến trường, như khó làm quen với bạn mới, ít bạn chơi…bạn có thể hỗ trợ con bằng cách cho con mang theo một món đồ chơi yêu thích, hoặc một quyển sách yêu thích đến trường. Khi có những vật dẫn này, trẻ sẽ dễ có chủ đề để nói chuyện và chơi chung với các bạn hơn, hoặc lý tưởng hơn nữa, trẻ có thể tìm được một vài người bạn thân có cùng sở thích với mình. (Bố mẹ nhớ hỏi trước ý kiến cô giáo về việc được và không được mang những gì đến trường nhé!)
Tuyệt đối không chê trẻ “nhát”, đặc biệt là khi nói chuyện trước mặt con. Không chỉ bố mẹ, mà cả gia đình bao gồm ông, bà, và những người lớn khác cần tuân thủ điều này, vì chắc chắn bạn không muốn biến con mình thành một đứa trẻ tự ti khi nghĩ bản thân bé có vấn đề nên mọi người mới chê cười. Con chỉ đơn giản là cần thêm thời gian để quan sát và làm quen với môi trường và những người mới thôi!
6. Giáo dục
Một mốc phát triển của trẻ 4 tuổi nữa là khả năng tự phục vụ bản thân (self-help skills) như tự ăn bằng thìa, dĩa/nĩa, tự rót nước uống…Dù ở trường trẻ có thể được các cô dạy những kỹ năng này nhưng nếu trẻ được bố mẹ tập cho tại nhà từ trước khi tới trường thì bạn sẽ thấy việc đi học của trẻ trở nên thú vị và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Vì lúc này các cô có thể tập trung cho trẻ khám phá những điều mới như màu sắc, con vật, hát, đọc thơ…
Một kỹ năng cần thiết khác là kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể. Trẻ cần luyện tập và duy trì được thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng 3 lần mỗi ngày; riêng với bé gái cần được dạy thêm cách lau sạch từ trước ra sau để giữ vệ sinh cá nhân.
Mốc phát triển của trẻ 4 tuổi cũng được đánh dấu ở những hiểu biết thường thức và kỹ năng tư duy cơ bản như phân biệt lớn – nhỏ, dài – ngắn, nặng – nhẹ…Trẻ cần được dạy và thuộc những thông tin như: tên họ đầy đủ của con, tuổi, giới tính, địa chỉ nhà, và ít nhất số điện thoại của một thành viên trong gia đình – những thông tin này rất quan trọng, giúp trẻ biết xử lý tình huống khi chẳng may đi lạc.
Trẻ ở độ tuổi vàng 0 – 6 có thể học được rất nhiều mỗi ngày, nên ngoài cách học ở trường, bố mẹ cũng nên tạo môi trường để trẻ học và tiến bộ ngay khi ở nhà. Dù bạn không phải là một chuyên gia giáo dục, nhưng cũng có thể hướng dẫn con học dễ dàng qua một số công cụ như:
File in trò chơi phát triển tư duy bố mẹ tự làm (xem tại đây)
Bộ đồ chơi toán học bằng gỗ an toàn (xem tại đây)
Bộ sách phát triển tư duy (xem tại đây)
Chương trình toán online cho trẻ 3 – 8 tuổi (xem tại đây)
♥ Đừng quên SHOPEE đang có chương trình BÁCH HÓA SIÊU ƯU ĐÃI hàng ngàn deal 9k và giảm shock!
♦♦♦♦♦♦
♥ Tini World lần đầu tiên cho ra mắt VÉ THẦN KỲ ĐI TẤT CẢ TINI (toàn quốc).
Vào cổng không giới hạn. TB chỉ còn 25.000VND/tuần.
Bố mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội chưa từng có này!
Xem ngay TẠI ĐÂY
⇒ Xem thêm:
HOT: Cho bé đi chơi đâu không giới hạn, chỉ 25.000đ/tuần?
Cách dạy bé học toán dễ dàng từ 4 tuổi
Những mốc phát triển của trẻ 3 tuổi (24 đến 36 tháng)